Trước khi có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas ở thủ đô Mexican City,ácbỏkếhoạchcủaMỹxâyphầntườngbiêngiớimớthevangtv Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador ngày 5.10 đã lên án kế hoạch xây tường biên giới mới nhất là một "bước thụt lùi".
Trong bối cảnh lượng người từ Mexico vào Mỹ ngày càng tăng, Washington cho hay họ sẽ xây dựng thêm các phần tường biên giới ở hạt Starr thuộc bang Texas (Mỹ), thực hiện chính sách đặc trưng của chính quyền Mỹ khi ông Donald Trump làm tổng thống, theo Reuters.
Tại cuộc gặp nói trên, các quan chức của hai bên cam kết tăng cường hợp tác để chống buôn bán ma túy, tội phạm có tổ chức và giảm bớt áp lực di cư ở biên giới. Sau đó, Ngoại trưởng Mexico Alicia Barcena nhấn mạnh sự phản đối của Mexico đối với kế hoạch xây những phần tường mới ở biên giới Mỹ-Mexico.
"Chúng tôi tin vào những cây cầu chứ không phải những bức tường", bà Barcena nói trong cuộc họp báo cùng với hai ông Blinken và Mayorkas.
Trước đó, Tổng thống Lopez Obrador đã ca ngợi Tổng thống Mỹ Joe Biden vì đã không xây thêm bức tường biên giới trong thời gian ông cầm quyền. Bức tường này là nguyên nhân gây tranh cãi lớn giữa Mỹ và Mexico trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, theo Reuters.
Tổng thống Lopez Obrador đổ lỗi cho phe cực hữu của đảng Cộng hòa đã thúc đẩy chính quyền Tổng thống Biden, thuộc đảng Dân chủ, phê duyệt kế hoạch xây dựng những phần mới của bức tường biên giới Mỹ-Mexico.
Chính phủ Mỹ ngày 5.10 khẳng định kế hoạch xây phần tường mới không đi chệch khỏi sự phản đối của Tổng thống Biden đối với bức tường vì số tiền được phân bổ trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump vào năm 2019 hiện phải được chi tiêu.
Trong khi đó, bà Barcena cho rằng quỹ của Mỹ không nhất thiết phải được sử dụng để xây dựng các bức tường. Bà còn nói rằng phái đoàn Mỹ trước đó đã giải thích tình hình ngân sách và kế hoạch xây phần tường mới không thể hiện một chính sách mới của Mỹ.
Tuy nhiên, năm 2024 là năm bầu cử tổng thống ở cả Mỹ lẫn Mexico và vấn đề bức tường biên giới có thể trở thành một điểm thảo luận quan trọng ở cả hai nước, theo Reuters.