Outlook Mail

Câu chuyện hai anh em Bùi Thanh Duy và Bùi Thanh Tâm - cựu du học sinh Nhật Bản lên chương trình tru ibongda

【ibongda】Bánh mì Xin Chào lên 'Shark Tank Việt Nam' gọi vốn

Câu chuyện hai anh em Bùi Thanh Duy và Bùi Thanh Tâm - cựu du học sinh Nhật Bản lên chương trình truyền hình Shark Tank Việt Nam mùa 6 (VTV3) kêu gọi vốn phát triển ẩm thực Việt Nam,ánhmìXinChàolênSharkTankViệtNamgọivốibongda với Bánh mì Xin Chào, gây bất ngờ và thích thú cho khán giả.

Ẩm thực 'Bánh mì Xin chào' lên truyền hình Shark Tank Việt Nam gọi vốn 'cá mập' - Ảnh 1.

Bánh mì Xin Chào lên chương trình truyền hình Shark Tank Việt Nam gọi vốn

Hai anh em Bùi Thanh Duy và Bùi Thanh Tâm xuất thân từ một gia đình thuần nông tại H.Đại Lộc (Quảng Nam). Trong một lần đến Tokyo chơi, nhìn thấy mọi người xếp thành hàng dài để mua Doner Kebab của Thổ Nhĩ Kỳ, Thanh Tâm nảy ra ý tưởng mang ẩm thực đường phố của Việt Nam khởi nghiệp ở Nhật Bản, đồng thời cũng là cách để quảng bá văn hóa ẩm thực của nước mình ra thế giới. 

Về công việc này, anh Bùi Thanh Tâm cho biết: "Các cửa hàng nhượng quyền sẽ nhận nguyên liệu chính từ bếp trung tâm của Bánh mì Xin Chào và tự làm các loại rau đơn giản như hành, ngò, đồ chua. Để đảm bảo chất lượng, tất cả nguyên liệu sau khi chế biến sẽ cấp đông ở nhiệt độ âm 23 độ C và bảo quản ở nhiệt độ tương tự tại cửa hàng nhượng quyền. Tùy vào số lượng khách sẽ rã đông mỗi ngày để phục vụ".

Nhận được sự ủng hộ của anh trai, cửa hàng nhỏ phục vụ bánh mì hương vị truyền thống Việt Nam mang tên Bánh mì Xin Chào đã ra đời vào tháng 10.2016 trên dãy phố Waseda Dori - một con phố ẩm thực sầm uất ở Tokyo. Sau 7 năm, đến nay Bánh mì Xin Chào đã có tổng cộng 15 cửa hàng và chi nhánh tại Nhật Bản.

Ẩm thực 'Bánh mì Xin chào' lên truyền hình Shark Tank Việt Nam gọi vốn 'cá mập' - Ảnh 3.

Sau 7 năm, đến nay Bánh mì Xin Chào đã có tổng cộng 15 cửa hàng và chi nhánh tại Nhật Bản.

Shark Tank Việt Nam

Shark Hưng băn khoăn: "Khi em muốn nhượng quyền tốc độ nhanh thì em phải có một đội ngũ vận hành cực kỳ mạnh bao gồm việc đi tìm địa điểm, hỗ trợ, setup, chạy marketing giai đoạn đầu và vận hành 3 - 6 tháng xong chuyển giao thì mới nhanh được. Thứ 2 là công cụ quản lý vận hành cho các nhượng quyền, em phải chú ý bởi hiện nay là chưa có".

Thanh Tâm giải đáp: "Hiện nay Bánh mì Xin Chào đã giải quyết được bài toán mà đa phần các doanh nghiệp F&B Nhật gặp phải: thứ nhất là về chất lượng, thứ hai là về địa điểm, thứ ba là khách hàng và thứ tư là khả năng mở rộng".

Tuy nhiên lý giải của anh vẫn chưa thuyết phục vị "cá mập" khó tính này nên shark Hưng từ chối đầu tư. Shark Tuệ Lâm và shark Erik cũng "quay xe". Với 2 shark còn lại, nếu shark Hùng Anh đề nghị đầu tư 500.000 USD cho 20% cổ phần thì shark Bình cho biết ông sẽ đầu tư 500.000 USD cho 15% cổ phần với điều kiện trong 2 năm startup phải phát triển được 50 cửa hàng, có một cửa hàng chính và một food truck (xe tải thực phẩm).

Ẩm thực 'Bánh mì Xin chào' lên truyền hình Shark Tank Việt Nam gọi vốn 'cá mập' - Ảnh 4.

Shark Hùng Anh cũng khá "máu lửa" khi "chốt deal" triệu đô thứ hai trong Shark Tank kỳ này

Ẩm thực 'Bánh mì Xin chào' lên truyền hình Shark Tank Việt Nam gọi vốn 'cá mập' - Ảnh 5.

Kết thúc thương vụ, Thanh Tâm đã đồng ý với đề nghị đầu tư của shark Bình

Shark Tank Việt Nam

Sau khi trao đổi với anh trai, Thanh Tâm đã đồng ý với đề nghị đầu tư của shark Bình. Thương vụ bạc tỉ được chốt thành công với kỳ vọng về một thương hiệu ẩm thực thuần Việt sẽ phát triển mạnh mẽ ở thị trường Nhật Bản.

Xuất hiện tại Shark Tank Việt Nam mùa 6 (tập 2), Nguyễn Thị Vân Anh – nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty Trí Việt Phát "mời" các shark đầu tư 22 tỉ đồng để đổi lấy 5% cổ phần của công ty. Chị đã kêu gọi thành công từ shark Hùng Anh và đây cũng là thỏa thuận triệu đô thứ hai trong chương trình truyền hình Shark Tank kỳ này.

Cùng mục đích như Vân Anh khi kêu gọi số vốn 8 tỉ đồng cho 30% cổ phần, Trần Quang Huy – nhà sáng lập Công ty Kiz đã không thành công trong Thương vụ bạc tỉ lên sóng tối qua 2.10 trên VTV3.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap